HARDWARE  - TRICKS AND TIPS:

This page use Unicode font. If you could not read Vietnamese, please select Tahoma or Arial Unicode MS from your Internet Browser.

PC Boot Problem

Harddrive chết chưa ?

Cách gắn Harddrive và CD-ROM cho Windows OS chạy mau

Ráp máy pc từng giai đoạn.

Setup BIOS
Motherboard bị hư Flash BIOS
Thay Power Supply Xếp Hạng Graphic Cards (Amy118 posted)
Hai harddrive không chịu làm việc chung với nhau Harddrive có tiếng click click nhiều quá
Cách tính cở harddrive
PC BOOT PROBLEM
 

Đây là những điều nên làm để biết tại sao PC không chịu boot. Dưới đây là cách chẩn bịnh máy pc không boot tại hardware hay software

Khi máy pc boot sẽ qua nhiều giai đoạn. PC với motherboard khác nhau sẽ boot theo thứ tự khác nhau nhưng nói chung thì qua những giai đọan như sau:

1. Video board - hiện ra videoboard tên gì và có bao nhiêu Video RAM. Nếu Monitor là Energy Star sẽ hiện ra hình Energy Star bên góc phải
2. BIOS - American Megatrends, AWARD, v.v.. và version mấy
3. Motherboard hiệu gì, model nào, version
4. CPU loại nào Pentium II, Athlon, Pentium 4, và tốc độ là bao nhiêu
5. Số RAM gắn trong máy - Memory Counts
6. Harddrive/CD-ROM gắn trong Primary Channel - Cở HD loại UMDA4, 5 v.v...
7. Harddrive/CD-ROM gắn trong Secondary Channel - Cở HD, loại UMDA
8. PCI device listing - hiện ra soundboard, modem, IRQ
9. SCSI harddrive detection hay là PCI IDE controller - nếu máy có SCSI harddrive sẽ hiện ra
10. Harddrive click 3 tiếng (Click,Click,Click) và Boot (nhiều HD click khác nhau)
11. Màn ảnh Windows OS hiện ra

Một khi bạn mở máy pc lên mà không tới giai đoạn thứ 10 là máy bạn bị hư về hardware
Khi máy pc đến giai đoạn 11 mà máy bị crash là 95 phần trăm là windows OS bị hư (software) - 5 phần trăm là những harddware khác chưa biết

Khi mở máy lên thì nhìn xem các LED harddrive, reset, có chớp lên không ? và có nghe tiếng BEEP nào không ? Thường thì nghe một tiếng BEEP là OK
LED trên Monitor hiện ra màu xanh không ?
Nếu không thì coi lại xem có điện vào máy ?
Coi Power strip hay surge protector có điện không ?
Đặt bàn tay gần power supply coi quạt có chạy không ? Nếu quạt không chạy và không thấy LED harddrive hay đèn là power supply bị hư, cháy hay dây điện chưa gắn chắc - thay PS là xong

Nếu máy không qua giai đọan 1 và trong máy có điện thì nên:
1. Coi dây video có gắn chắc ? Nhiều monitor sẽ hiện ra dòng chữ No Input Signal nếu video board không gởi tín hiệu tới monitor. Nếu LED trên monitor không cháy lên thì nên đổi cái monitor trước. Nếu cái khác vẫn không thấy chữ nào thì đổi cái video board
2. Nếu chỉ thấy trên màn ảnh có 1 cursor nhỏ xíu và đứng im - có thể bạn vừa gắn thêm cái HD và cả hai đều đặt MASTER hoặc vừa gắn thêm RAM và RAM stick không vào gắn đúng (properly seated) trong RAM slot ...

Nếu máy ngưng ở giai đoạn 5 thì gở máy ra coi RAM nào bị hư mà thay thế

Nếu máy ngưng ở giai đoạn 6 - Một trong hai HD hay CD-ROM bị hư nên không thể detect cái thứ hai hay cả hai
Tương tự như ở giai đoạn 7 - Coi lại 1 trong 2 device gắn vào channel 2

Mếu máy ngưng ở giai đọan 9 thì nên mở máy coi lại SCSI drives hay on-board ATA 100 hay PCI IDE harddrive controller

Nếu máy ngưng ở giai đọan 10 và display cái message Disk I/O Error rồi beep - beep, Press F1 to setup/continue thì HD chắc không sống qua khỏi con trăng nầy ... Tắt máy ... chờ 1 phút rồi mở lên lại . Đôi khi chỉ vì điện không điều chỉnh tốt (voltage regulator) chớ không phải HD bị hư
Nếu nhiều lần mà vẫn không boot được thì nên boot bằng floppy disk - gắn cái boot floppy disk coi có boot được vào DOS không ?
Nếu boot bằng floppy disk được thì coi trong HD còn đầy đủ files hay là HD bị error - Nếu thấy files OK thì cái boot track bị hư - Gắn HD nầy vào máy pc khác để back up data trước khi format .
Nếu Format HD mà HD vẫn không boot được thì xài HD tools như Data Lifeguard Tools để xem HD bị hư code nào mà gọi manufacturer nếu HD còn warrantỵ Nếu không còn warranty thì chịu chìa thẻ mua chịu ra

Nhiều motherboard có BIOS sẽ BEEP bao nhiêu tiếng cho biết là máy bị hư về components nào . Thí dụ cái MB của ASUS có những beep code như sau:
1 tiếng beep là OK - no error
1 tiếng beep hoài mà không ngưng - Chưa gắn RAM vào MB hay MB không nhìn thấy RAM
1 tiếng beep dài và 3 tiếng beep ngắn - Chưa gắn Video card hay Video RAM bị hư

Nếu máy chưa đến giai đoạn 10 và display Boot from CD ROM (hay tương tự) rồi đứng im luôn là trong CD không có cái boot CD. Nhiều BIOS không tiếp tục được - cần phải sửa BIOS để boot từ C:, A

Nếu máy hiện ra màn ảnh Windows rồi đứng im luôn là windows OS bị hư rồi ... hoặc là Windows load được nữa chừng thì hiện ra mất files ... Windows OS bị virus xâm nhập hay harddrive bị hư nhiều nên mất nhiều files không tiếp tục được. Tìm cách sửa Windows hay install lại windows OS ...

Muốn vào BIOS thì khi máy vừa qua giai đọan 1 bấm vào nút DEL hay Delete key là vào BIOS setup

 

Mục lục

HARDDRIVE CHẾT CHƯA ?
  Harddrive là bộ phận làm việc nhiều nhất và dể bị hư nhất. Harddrive có thể bị hư về phần điện tử (electronic parts) hay phần máy móc (mechanical parts). Khi HD gần bị hư có triệu chứng như save một file nhỏ chừng 30-50 Kb mà phải mất tới gần 1 phút (có thể là motor không còn quay đúng RPM nên missed clusters và chờ dĩa quay tới vòng kế tiếp - nên rất chậm), click nhiều lần khi save hay read files, cứ mất files (FAT table hay bị hư), hay không boot được Disk I/O Error

Vài trường hợp HD bị hư:
1. HD bị hư về phần điện tử thì BIOS không nhìn thấy HD và crash khi muốn detect HD ở giai đoạn 6,7 (bài trước). Đôi khi gắn thêm jumper vào để chọn ATA-2 (ngoài cái jumper cho Master, thêm 1 cái jumper bên cạnh như HD của Western Digital) thì BIOS lại thấy được HD. Nếu thử vài cách gở dây IDE cable rồi gắn mà BIOS vẫn không thấy HD thì nên gắn cái HD nầy như Slave (máy phải có 2 HD). Nếu BIOS thấy HD nầy khi gắn vào Slave thì HD nầy chỉ xài được khi có 1 HD khác làm chủ . Vào Computer shows mua 2 cái HD cũ giá $10 (không cần lớn cở 500 Megs là được - chỉ dùng để boot)
Nếu thử gắn hết mọi cách, BIOS vẫn không thấy thì gắn thử vào 1 máy pc khác. Nhiều khi máy pc khác làm việc được với HD nầy (go figure! trong sở bỏ nhiều HD tôi lượm đem về nhà xài OK ...)
Nếu HD chết hoàn toàn, BIOS không thể nào nhìn thấy HD là HD đã hồn lìa khỏi xác - Chờ khi nào trong sở quăng cái HD giống model mà lượm về thay mạch điện tử thì có thể làm sống lại - rất hiếm)
2. HD không thể boot vì boot track bị hự Sau khi format mà HD không boot (boot track bị hư) thì không thể xài HD nầy để boot. Nếu có 1 HD khác để boot thì có thể install windows OS vào HD nầỵ
3. Sau khi Format và run ScanDisk display nhiều BAD BLOCKS - chất nam châm tráng trên dĩa (magnetic coating) bị mòn hay trầy nhiều quá thì HD không còn reliable nữa . Nếu bad blocks ở phần cuối HD thì có thể FDISK không xài hết HD capacitỵ Thí dụ như HD là 4 GB (khoảng 1 triệu clusters) và bad blocks xuất hiện ở từ cluster 820000 thì khi FDISK chỉ create partition tới 80% là 3.2 Gb còn 0.8 Gb thì không đụng tới . Nếu bad blocks ở vào cluster nhỏ thì không xài được.

Trường hợp 2 và 3 thì HD chưa chết hẳn - chỉ chết có 1 phần thân thể ...

Nếu bạn bè nhờ FORMAT HD thì nhớ điều nầy và giải thích cho bạn mình trước khi FORMAT:
Harddrive đang làm việc ngon lành mà khi FORMAT có thể bị hư luôn không thể BOOT được ... (boot track bị hư)

 

Mục lục

Cách gắn Harddrive và CD-ROM cho Windows OS chạy mau
Harddrive bán ra trên thị trường bây giờ là ATA 100, 7200 RPM chạy rất mau. Nhiều máy pc chỉ có 1 HD và CD-ROM/CDRW drive nên thường gắn HD như master và CD-ROM drive như slave (chung 1 dây IDE ribbon cable). Cách nầy làm HD chạy chậm theo CD-ROM drive dẫu máy pc là Athlon hay Pentium 4. Mỗi khi access HD thì cái LED cuả CD-ROM drive chớp theo lia lịa. Nên gắn HD như master vào primary channel. CD-ROM và CD-RW (nếu có) drives gắn chung vào secondary channel thì Windows OS làm việc nhanh hơn nhiều . Dây IDE cable chỉ có $5-7.
Khi gắn CD-ROM/DVD và CD-RW vào chung 1 channel thì khi copy CD on the fly trực tiếp từ CD sang CD thì Nero Burning ROM sẽ warning sẽ bị buffer under run (vì không thể read/write cùng 1 channel). Trường hợp nầy thì dùng CD-RW drive để copy CD vào HD rồi burn CD thì được.
Nếu máy có 2 HD thì chỉ nên gắn 2 HD chung 1 channel khi mà cả 2 HD là loại tương đương (ATA 100 hay ATA 66). Nếu 1 HD là ATA100 và cái cũ là ATA 33, ATA-2 thì không nên gắn cái ATA33 chung với cái HD ATA100. Nếu không còn chổ gắn thì nên mua thêm 1 board PCI IDE Controller (gắn thêm 4 HD nữa) rồi gắn cái ATA 33 vào cái controller nầy (Controller gía chừng $30) HD gắn vào PCI IDE Controller vẫn boot được như thường.
 

Mục lục

Ráp máy pc từng giai đoạn.
Đây chỉ là cách hướng dẫn ráp máy pc mà thôi - việc chọn các pc components không đề cập tới ...

Kiểm điểm hành trang chính:
1. Motherboard (Nothing onboard) - có nghĩa là no onboard video, sound, modem , NIC. Trong hộp đựng MB phải có các thứ khác như IDE cable, USB port, screws ...
2. CPU, CPU Fan và Heatsink
3. RAM (1 hay vài sticks)
4. Video board
5. Case với Power Supply
6. Harddrive
7. CD-ROM drive hay DVD/CD-ROM drive
8. Floppy Disk Drive
9. Keyboard
10. Mouse
11. Monitor

và hành trang phụ trội (không có cũng được)
12. Sound board
13. Modem
14. Network Interface Card (NIC)
15. Những thứ khác như speakers, scanners, printers, digital camera không liên quan gì tới việc ráp máy

Coi chừng Static Electricity:

Cơ thể bạn tụ điện rất nhiều khi mà thời tiết lạnh và khô hay chân đi trên thảm. các pc components chỉ chịu đựng nổi chừng 5 volts, cơ thể bạn khi nẹt điện (static electricity discharge) cở trên 20000 volts (như chớp) nên khi đụng vào (zap) pc component như CPU là CPU tiêu tùng ... Nơi ráp máy tốt nhất là garage (nền xi măng) hay kitchen area (vinyl floor). Luôn luôn discharge điện bằng cách đụng vào chổ kim loại (không có sơn) như power suppy (Nếu ráp máy trên kitchen counter thì để con dao phay chặt xương kế bên mà đụng hết hai bàn tay vào con dao ...) Còn chuyên nhiệp thì vào Radio Shack mua cái static dischage đeo vào cổ tay .

Đọc kỷ motherboard manual trước khi bắt tay vào việc ...
Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu quý vị theo cách ráp máy nầy mà bị cháy máy, hỏa hoạn gây thiệt hại đến tài sản hay tánh mạng - use at your own risks ... vợ chưởi thì ráng nghe ... bồ nhéo ráng chịu đau ...

Nên gắn CPU, CPU heat sink và Fan, và RAM vào Motherboard khi chưa gắn motherboard vào case thì dể dàng hơn vì rộng chổ . MB dể bị hư nhất là cái ngàm socket để gắn heat sink - Nếu làm bể cái ngàm nầy thì không thể nào gắn cái heat sink để giải nhiệt CPU - cái MB không xài được
1. CPU chỉ gắn vào socket 1 chiều - CPU có 1 góc bị cắt và dưới đó thiếu 1 pin để match với socket cũng không có lổ chổ góc đó . Đụng hai bàn tay vào vật kim loại ...

 

rồi cầm CPU bằng cạnh và không đụng tới những cái chấu đinh (pins) ở mặt dưới . Gở cái tay cầm nhỏ (socket handle) kéo thẳng lên rồi nhẹ nhàng để cái CPU xuống - tất cả pins phải lọt hết vào socket rồi đè cái handle xuống để gắn chắc CPU vào socket. Nếu CPU là slot 1 hay Slot A thì phải gắn CPU fan và heat sink vào CPU rồi mới gắn CPU vào slot - chỉ cần coi trên cái slot có phần ngăn chia không đều cho giống phần chia của CPU (gắn 1 chiều) rồi gắn vào
2. Heat sink và Fans - lật mặt dưới của heat sink sẽ thấy một chút keo và 1 miếng giấy plastic che lại . Đây không phải là keo mà là thermal gel (giống như chewing gum) - Đừng vội gở miếng plastic ra - đặt cái heat sink coi đúng chiều với CPU và cái spring để móc vào socket. Móc cái spring thử 1 bên cho biết để coi cái đầu bên kia đạt đến cái ngàm socket không hay là để định cái đầu spring bên nào nên gắn trước ? Nếu mua trật CPU heat sink thì không xài được. Nếu thấy có thể gắn được cái spring vào thì mới gở miếng plactic rạ Móc cái spring vào 1 bên socket. Đè cái đầu spring xuống (sẽ bị kẹt cái ngàm socket), dùng 1 cái screwdriver nhỏ mỏng lót giữa socket và spring. Dùng screwdriver đẩy nhẹ cái spring ra trong khi đè cái đầu spring xuống thì cái spring sẽ qua khỏi cái ngàm socket và tự động lock vào socket. Cẩn thận không dùng sức qúa mạnh mà trật tay làm screwdriver trầy motherboard làm đứt mối diện ...
3. Gắn dây điện của CPU fan vào chổ chỉ dẩn trong MB manual
4. Gắn RAM sticks - coi cho đúng chiều - rồi đẩy RAM stick vào slot - properly seat là khi mà 2 cái wings gắn được vào cái ngàm của RAM stick.
5. Gắn motherboard vào case . Tùy theo case design - có loại không cần gở cái metal board để gắn MB, chỉ cần swing out. Gắn những cục plastic chống đở (post) vào MB - chọn lổ nào đúng với MB và metal board. Gắn MB vào metal board bằng 2 con ốc lục giác rồi slide metal vào cái thùng là xong.
6. Gắn dây điện từ Power Supply (PS) vào MB - ATX chỉ có 1 chiều gắn vàọ Nếu là AT có 2 dây - gắn 2 dây vào MB với 2 sợi dây MÀU ĐEN ở chính giữa
7. Gắn các dây khác như Speaker, Reset, ... theo như lời chỉ dẩn trong MB manual. Gắn dây power switch vào cái power button
8. Gắn video board vào MB

Đến đây nên thử xem MB và CPU làm việc không ? và check coi CPU heat sink/fan giải nhiệt được không ?
10. Gắn mouse và keyboard vào máy
11. Gắn cái monitor vào và mở lên trước - thấy LED màu xanh ?
12. Gắn dây điện vào máy và mở máy lên - lắng nghe tiếng BEEP ? - CPU fan runs ? Video board hiện ra trên màn ảnh ?
Nếu CPU fan không run, Video board không hiện ra trên monitor thì tắt máy liền ... tìm xem gắn trật dây gì trước khi tiếp tục
Nếu thấy video board hiện ra thì liền bấm nút DEL key để vào BIOS setup - Chọn option để vào coi CPU speed coi đúng với tốc độ CPU không ? Nếu không thì chọn lại cho đúng. Chọn option display CPU temperature - Khi máy mới mở nhiệt độ CPU chừng 135-140 độ F và tăng lên chừng 145-160 độ F - để máy pc chạy và coi nhiệt độ trong vòng 15 phút tăng bao nhiêu độ Máy 800-1000 Mhz chừng 140-150 độ F là Normal, 1-1.5 Ghz chừng 145-160 độ F là Normal - để máy chạy chừng 30 phút và thấy nhiệt độ không tăng là CPU fan và heat sink làm việc tốt - Congratulations, you just successfully build your pc !

Những giai đoạn sau đây gắn Floppy Disk Drive, Harddrive, CD-ROM ... để hoàn tất việc ráp máy
Tắt máy pc - gở key board, mouse, dây power cord khỏi máy

1. Gắn Floppy Drive vào 3.5" slot . Gắn dây power vào - gắn dây floppy drive ribbon cable - gắn đúng pin số 1 (màu đỏ) vào pin 1 của floppy drive
2. Gắn jumper vào Harddrive để chọn Master, gắn HD vào 3.5" bay bằng 4 con ốc nhỏ, gắn dây power, gắn IDE cable vào HD (pin 1 màu đỏ luôn luôn bên cạnh power), gắn đầu kia vào IDE primary channel trên MB
3. Khi gắn CD/ROM cách dể nhất là gắn dây IDE cable và audio cable vào CD-ROM drive trước thì dể gắn vào máy hơn là gắn CD-ROM drive vào 5.25" bay trước vì khi đã gắn vào bay thì đàng sau CD-ROM chỉ còn có 1" giữa CD-ROM và PS nên khó gắn dây IDE và Audio cable ...
Gắn Jumper cho CD-ROM là Master - Gắn 1 đầu IDE cable và audio cable vào CD-ROM drive trước rồi đẩy IDE, audio cable và CD Drive vào 5.25" bay từ mặt trước . Gắn chắc CD-Drive bằng 4 con ốc nhỏ (Nếu 2 cái CD Drive - chọn 1 Master/ 1 Slave, rồi gắn dây IDE cable vào cả hai CD drive rồi đẩy vào bay chung 1 lúc)

Note: Dây IDE ribbon cable số 1 có in màu đỏ (red stripe) và gắn vào HD, CD-ROM drive bên cạnh power connector

4. Gắn soundboard, modem, NIC ...
5. Gắn USP ports (nếu có)
6. Nếu MB là AT cần phải gắn Printer port, game port ...

Gắn keyboard, mouse, power cord rồi mở máy lên.
Nếu cái đèn floppy disk drive hiện lên màu xanh và không tắt là bạn gắn lộn dây ribbon cable - gở ra gắn ngược lại
Nếu BIOS không thấy HD là chưa gắn power vào HD, dây IDE cable gắn ngược, hay cả hai HD đều là Master ... sửa lại cho đúng
Vào BIOS để setup floppy drive, boot sequence A: C: CD-ROM ... Sau đó reboot rồi install OS: windows, Linux, Unix hay thứ nào muốn xài ...

 

Mục lục

Setup BIOS
BIOS là Basic Input/Output system là software (trong BIOS chip) ở trên motherboard. MB manufacturer không làm BIOS chip và không viết software. BIOS software do các công ty khác viết như Award, American Megatrend ... nên có tên là AWARD bios hay AMI bios.
Muốn thay đổi hardware hay setup BIOS thì vào BIOS setup bằng cách là khi vừa display cái video board thì bấm vào Delete key
Hầu hết BIOS hơi giống nhau nhưng features cho từng MB khác nhau . Nếu MB có onboard video hay SCSI controller thì khác với MB không có on-board video

Những điều nên chọn trong BIOS:
Trường hợp MB không làm việc được hoàn hảo như chờ lâu mới thấy video display thì chọn option để Load setup defaults hay Load Default Values ...
Disable S.M.A.R.T. (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology) - dùng HD để monitor system - Enable sẽ làm system chạy chậm lại chứ không tốt gì ...
Floppy Disk Access phải chọn RW thì mới có thể read và write files vào floppy disk. Nếu chọn ReadOnly thì không thể save file vào floppy disk ...
Disable cái Boot Floppy Seek - không cần seek coi cái floppy drive là 40 hay 80 tracks (Enable sẽ làm mau hư floppy drive)
Chọn boot sequence như CD-ROM, A: C: để boot từ CD-ROM mà install ME, Win2K, WinXP từ CD. Sửa boot sequence lại A: C: CD-ROM khi install xong Windows OS.
Muốn chọn RAM frequency thì phải biết RAM mua loại 100 Mhz hay 133 Mhz mà chọn cho đúng.

Những thứ khác như Shadow RAM, CPU vcore, PCI Latency Timer ... nghe nói tên cũng không biết có công dụng gì thì đừng có đụng đến ...

 

Mục lục

Motherboard bị hư
Máy pc đang xài tốt, tắt máy rồi mở lên lại không thấy gì hiện ra trên màn ảnh (dẫu 1 cursor nhỏ cũng không có) ... Gở Harddrive, CD-ROM, Network Card ra khỏi máy. Máy pc chỉ còn lại motherboard, RAM, CPU, videoboard, keyboard và mouse. Monitor biết chắc chắn là tốt nên thử thay vài cái Videoboard khác vẫn không thấy gì hiện ra trên màn ảnh . Khi mở lên CPU fan vẫn quay, chỉ nghe 8 tiếng beep sau đó ngưng 1 vài giây rồi tiếp tục beep 8 tiếng và cứ thế tiếp tục beep. Thay vài thẻ RAM khác vẫn không thấy gì hiện ra trên màn ảnh. Thay cái Motherboard và xài lại tất cả các components như trước thì máy pc làm việc lại như thường.
 

Mục lục

Thay Power Supply
Máy pc thường bị hư nhất là harddrive, thứ nhì là Power Supply (PS). PS rất dể thay và tốn chừng $20-30. có hai loại PS: AT và ATX.
1. AT gồm có 2 dây điện gắn vào MB và có 1 dây với cái công tắc vào case. Muốn thay PS cần phải gở mặt trước của cái case để mở hai con ốc nhỏ rồi tháo cái công tắc điện (dây dính vào PS). Sau đó tháo 4 con ốc nhỏ để giữ PS) và gở các power connector từ HD, CD-ROM ... và thay cái PS mới vàọ Gắn lại công tắc điện ở trước thùng và gắn dây điện vào MB (2 dây điện màu đen phải ở chính giữa). Gắn lại dây điện cho HD, CD-ROM, Floppyd Drive là xong
2. ATX PS thì dể thay hơn vì chỉ có 1 dây gắn vào MB. Bấm cái latch trên power connector để tháo dây điện từ MB. Mở 4 con ốc nhỏ rồi gở hết các dây điện nối vào HD, CD_ROM, Floppy Disk. Thay cái PS mới gắn lại dây điện là xong.

Cần phải mua PS đúng với số Watts. Nhiều máy brandname cần phải mua PS từ manufacturer vì PS không phải là loại standard. Thí dụ HP máy cũ với AT PS nối vào cái công tắc điện bằng quick connector (không cần phải mở cái mặt trước), nếu mua cái AT PS loại standard thì phải cắt dây điện để nối vào (vì không có cái quick connector). Compaq file server pc cần phải mua từ Compaq vì PS lại lớn (400 watts) và không có cái PS nào gắn vào được (không đúng lổ bắt ốc). Những loại PS nầy thì mắc tiền đôi khi trên $100. Có những loại PS rất nhỏ (150 watts) không còn bán ở các tiệm pc mà phải vào chợ trời tìm ...

 

Mục lục

Flash BIOS
Flash BIOS là program lại BIOS để BIOS có thể làm việc được với các device mới như Zip Drive, LS 120, NetWork Card, Wake On LAN ...
Hầu hết MB có Flashable BIOS ... Tuy nhiên không phải Flash BIOS là tốt ... Nếy MB làm việc hoàn hảo không bị hư gì hết thì không cần phải Flash ... chẳng có lợi gì . Đôi khi MB cho download BIOS để flash là cho BIOS làm việc với 1 hardware đặc biệt nào đó mà trong máy mình không có (như NetWork Card của công ty 3M Model No. xxxx chẳng hạn). Vì vậy khi muốn flash BIOS phải coi là flash BIOS để sửa những gì. Nếu không áp dụng tới máy pc của mình thì không Flash. Nếu như MB cũ không nhìn ra LS120,Zip Drive, hay boot từ CD-ROM thì có khi Flash BIOS sẽ làm cho MB nhìn thấy LS120 và boot được từ CD-ROM. Trường hợp đó thì nên Flash. Chỉ có MB manufacturer có data file để flash BIOS và files chỉ xài cho 1 MB Model mà thôị Download program và data để flash từ MB manufacturer và luôn luôn save BIOS cũ rồi flash với data mới . Nếu sau khi flash xong, MB không work thì phải flash lại với data cũ ...
 

Mục lục

Xếp Hạng Graphic Cards (Bài nầy do Amy118 viết và posted ngày 02/08/2002)

Chỉ 4 tháng sau khi loạt GeForce3 Titanium xuất hiện, NVIDIA lại tung ra thị trường series GeForce4 . Đây là một việc "phá lệ" cái chu kỳ cứ 6 tháng mới có sản phẩm mới của công ty này ; lý do : NVIDIA nóng lòng muốn chiếm lại cái vương miện đã bị RADEON 8500 của công ty đối thủ ATI tước đoạt (hay chia sẻ, theo nhiều người) .

Trước đây không lâu chúng ta còn nhớ từ ngữ "3D graphics card" đồng nghĩa với VOODOO và hãng 3DFX . Để chơi được games, máy phải có cái Voodoo 1 . Rồi một hãng nhỏ từ đâu tại Santa Clara mang tên là NVIDIA bỗng xuất hiện và gây nhiều chú ý với chiếc TNT , mặc dầu TNT chưa vượt qua được Voodoo 1 về khả năng gia tốc 3 chiều . Nhưng sau đó TNT2 lột vương miện của Voodoo 2 và ngôi vị bá chủ của công ty 3DFX . Hãng này dần dà đi vào bóng tối để mặc NVIDIA từ nay là nguồn cung cấp chính của những chiếc thẻ chơi games .

Kể từ đó cứ 6 tháng NVIDIA có sản phẩm mới, mỗi đợt cho ra một mặt hàng cao cấp đắt tiền và một loại xoàng giá cả rất phải chăng để thiếu nhi trẻ và thiếu nhi "già" đều có khả năng mua sắm được hết .
- Thí dụ, năm 1999, hàng cao cấp là GeForce 256, hàng rẻ tiền là TNT Ultra
- Năm 2000, loại đắt tiền : GeForce2 GTS, loại rẻ tiền : GeGorce2 MX
- Đầu năm 2001 NVIDIA chỉ cho ra có một loại hàng thứ dữ : GeForce3, giá bấy giờ là $400 .
- Cuối năm 2001, GeForce3 Titanium 500 + 200 là mặt hàng cao cấp và GeForce2 Titanium là hàng trung bình .

Đối thủ của NVIDIA là công ty ATI ( Canada) có chiếc RADEON, mặc dầu rất mạnh về kỹ thuật gia tốc DVD, TV-OUT, Monitor đôi, nhưng luôn luôn bị GeForce đè bẹp về tốc độ khi chơi các games hiện đại .
( Con nít rất khoái NVIDIA, còn mấy ông già khoái vào phòng đóng cửa lại để coi phim sex trên computer thì chuộng cái ATỊ Just kidding ! )

Khi RADEON 8500 bắt kịp GeForce3 về số khung ảnh được duy trì trong 1 giây với cái game ác ôn Quake 3 Arena, ông CEO của NVIDIA là Mr Jen-Hsun Huang cảm thấy nóng mặt, gọi các kỹ sư hardware của mình vào office, đóng cửa lại rồi cú đầu đá đít hối thúc họ phải làm việc cực hơn . Sau đó ông Huang mở tủ két bí mật ra, lấy cái hình nộm ông Ky Ho, CEO-giám đốc của ATI, và dùng kim châm cứu chích choác túi bụi lên để trù ẻo .
Just kidding, again . That brings us to todaýs event ...


Xếp hạng từ THỎ tới RÙA:

NVIDIA GeForce4 Ti4600 (tháng 02, 2002)
NVIDIA GeForce4 Ti4400
NVIDIA GeForce4 Ti4200
NVIDIA GeForce3 Ti500 (tháng 10, 2001)
ATI RADEON 8500 (tháng 10, 2001)
NVIDIA GeForce3 (01, 2001)
ATI RADEON 8500LE (tháng 10, 2001)
NVIDIA GeForce4 MX460 (02, 2002)
NVIDIA GeForce3 Ti200 (tháng 10, 2001)
ATI RADEON 7500
NVIDIA GeForce4 MX440
NVIDIA GeForce2 Ultra (04, 2000)
NVIDIA GeForce2 Ti (10, 2001)
NVIDIA GeForce2 GTS Pro (04, 2000)
NVIDIA GeForce2 GTS
ATI RADEON ĐR 64MB(07, 2000)
ATI RADEON ĐR 32MB
ATI RADEON ALL-IN-WONDER
NVIDIA GeForce 256 DDR (10, 1999)
NVIDIA GeForce 256 SDR
NVIDIA GeForce4 MX420
NVIDIA GeForce2 MX 400 (06, 2000)
ATI RADEON LE (02, 2001)
ATI RADEON 7200 (10, 2001)
ATI RADEON SDR
NVIDIA GeForce2 MX
ATI RADEON VE (02,2001)
ATI RADEON 7000 (10, 2001)
GeForce2 MX 200
ATI RAGE FURY MAXX (05, 1999)
NVIDIA TNT ULTRA (03, 1999)
NVIDIA TNT2
NVIDIA TNT2-M64 (03, 1999)
ATI RAGE FURY PRO
ATI ULTRA
NVIDIA TNT (09, 1998)
ATI RAGE FURY
ATI EXPERT
NVIDIA RIVA128ZX (02, 1998)
ATI RAGE 2
ATI RAGE 1

Nếu bạn upgrade máy và cần một cái graphics card thật mạnh để chơi games thì nên mua cái nào ?

1/ Dưới $ 70 :
Ở giá trị này không có hàng nào loại "thật mạnh" để cung ứng cho những games hiện đại nhất , mặc dù những chiếc GeForce2 MX 400 , GeForce2 MX (đừng mua GeF2 MX 200) , cũng như Radeon 7200 dư sức để gia tốc các games đó khi ta chỉnh độ resolution ở mức thấp và trung bình. ( Res. lên quá cao thì ảnh có thể bị chậm và cà giật )

Các máy IBM, Dell loại $1300 - $1700 vẫn xài TNT, TNT2, GeF2 MX ( được bơm phồng nào là "kỹ thuật hiện đại", nào là "giải pháp graphics" ) : dùng cho business hay để chơi games cũ thì không sao cả, nhưng thái độ họ coi rẻ trình độ hiểu biết của người mua máy thật là đáng khinh . Anh có quyền bán một món hàng xoàng xĩnh, cổ lỗ xĩ để kiếm nhiều lời nhưng thổi phồng giá trị lên quá mức là một hành vi không đúng đắn .

2/ $ 100 :
Nếu sắm được Radeon 7500 hay GeForce2 Titanium thì tốt.

3/ Xài tiền không bị giới hạn :
Nếu vậy thì không cần đặt thành vấn đề; cứ bước vào tiệm thảy ra một xấp bạc và đòi món hàng mắc tiền nhất là xong . Thông thường hàng đắt nhất có phẩm chất rất cao . Tuy nhiên, đó không phải là kỹ thuật mua sắm khôn khéo vì mặt hàng đó có thể vượt quá nhu cầu của mình .
Một thí dụ điển hình là nhiều người đòi hỏi software phải thuộc loại PRO, còn STANDARD thì chê . Trên thực tế chỉ có một số rất ít người có khả năng hay có nhu cầu tận dụng cái Pro, đa số vẫn còn loay hoay chưa hiểu hết công dụng của cái standard .
Lý do thứ hai là không có món hàng nào tồn tại ở địa vị số 1 mãi mãi .

Vì vậy, dù có dư giả ta cũng chịu khó tìm hiểu một chút để chi tiền sao cho có lợi nhất .
Thí dụ, sau đây là giá trung bình (giả tưởng) của Pentium 4 :
- P4 2.2 GHz $600
- P4 2.0 GHz $500
- P4 1.8 GHz $440
- P4 1.7 GHz $400
- P4 1.6 GHz $300
- P4 1.5 GHz $280
- P4 1.4 GHz $265
Ta thấy ngay mua P4 1.6 GHz là có lợi nhất vì performance của nó có lẽ chỉ thua cái P4 1.7 GHz vài % hay có thể là không khác nhau gì cả, trong khi giá tiền khác nhau đến 33 % .

Trở về với graphics cards, sau đây là giá cả (Feb 2002) của 4 cái GC đứng hàng đầu :
NVIDIA GeForce4 Ti4600 : $400
NVIDIA GeForce4 Ti4400 : $300
NVIDIA GeForce4 Ti4200 : $200
NVIDIA GeForce3 Ti500 : $300

Trong 3 cái NVIDIA mới nhất chỉ cần bỏ ra $200 cũng mua được một cái GC mạnh hơn (và rẻ hơn) "cựu vô địch về gia tốc" GeF3 T500 .
Tôi có thấy một cái máy của Dell trang bị với GeF3 Ti500 và bán gần $3000 .

Theo Anand Lal Shimpi, FeF4 Ti4200 là điển hình cho một sản phẩm không bao giờ mở mắt chào đời nếu không có sự cạnh tranh khốc liệt trong giới kỹ nghệ sản xuất video cards.

Có thể một hai tháng sau bạn sẽ thấy Dell (và IBM) phô trương máy có GeForce4 và bán với giá phải chăng , sorry, giá không quá đắt , với hàng chữ : "kỹ thuật nhậy bén hiện đại" hay đại khái tương tự như vậy .
Hãy đọc kỹ xem cái đó có phải là GeForce4 MX 420 hay không, vì cái thẻ này rất yếu và cheap , không thể nào so sánh nổi với mấy món nói ở trên .
Nếu không mánh mung thì rất khó mà trở thành "nhà cung cấp PC số 1 trên thế giới" được !

 

Mục lục

Hai harddrive không chịu làm việc chung với nhau
Khi hai harddrive gắn vào chung 1 IDE channel thì không chịu làm viêc. Coi lại gắn Master và Slave thì đúng . Gắn 1 cái harddrive1 vào IDE channel và mở máy pc lên coi harddrive1 (master) nầy làm việc được không . Sau đó gở cái harddrive1 khỏi IDE channel rồi chỉ gắn cái harddrive2 (đổi lại thành master) coi harddrive2 làm việc được không. Nếu cả hai đều làm việc được từng cái riêng rẻ thì đổi hai cái harddrive setup lại - đổi cái master thành slave và cái slave thành master. Nhiều harddrive không thích làm đầy tớ (slave) mà chỉ thích làm chủ (master).

Nếu sau khi đổi mà cả hai harddrive khi gắn chung vào 1 IDE channel vẫn không chịu làm việc thì phải gắn mỗi harđddrive vào 1 IDE channel riêng rẻ . Harddrive1 gắn vào IDE Primary channel, còn harddrive2 gắn vào IDE Secondary Channel. Cách nầy có thể làm system chạy chậm lại vì mỗi harddrive sẽ kéo theo cái CD-ROM drive. Nếu muốn xài cả hai harddrive thì harddrive thứ 2 nên gắn vào 1 cái PCI IDE Controller (mua thêm) còn harddrive1 thì gắn vào IDE Primary Channel. Hai CD-ROM drive thì gắn chung vào IDE Secondary Channel.

 

Mục lục

Harddrive có tiếng click click nhiều quá
Nếu harddrive click click nhiều khi không có access data thì harddrive gần bị hư hay đã hư rồi...  Tắt máy rồi mở cái thùng (case) ra . Gở hết dây IDE ribbon cable ra khỏi harddrive nhưng để dây power connector gắn vào harddrive (để cho điện chạy vào harddrive). Sau đó mở may pc lên (không cần nhìn boot gì hết - chỉ lắng tai nghe từ harddrive). Nếu harddrive vẫn kêu tiếng click click khi không có dây data cable (IDE cable) là harddrive đã hư rồi - mua cái mới - tìm cách backup data từ harddrive nầy đi không thì mất hết tài liệu quan trọng. Nếu khi mở máy lên không nghe tiếng click click là harddrive OK - harddrive không có bệnh hoạn gì hết ... just your imagination.
 

Mục lục

Cách tính cở harddrive

Đôi khi vào computer shows thấy harddrive bán lạc son $10/2 cái hay $12/3 cái . Nhiều harddrive cũ không có ghi số harddrive capacity chỉ có số cylinders, heads, sectors v.v... làm sao biết harddrive cở bao nhiêu Megs mà lựa ? Bài nầy sẽ giúp bạn biết tính cở harddrive và có thể nhìn vào là biết harddrive bao nhiêu Megs. 

Công thức tính harddrive capacity:

Harddrive capacity (bytes) = Cylinders * Heads * Sectors * Bytes per Sectors

Thí dụ: harddrive có 6800 cylinders, 16 heads, 63 Sectors (per track) và 512 Bytes per Sector (512 Bytes/Sector standard)

Harddrive capacity = 6800*16*63*512 = 3,509,452,800 bytes.

Theo harddrive manufacturer thì 1KB = 1000 Bytes và 1 Megs = 1000 KB, nếu  chia số 3,509,452,800 cho 1 triệu (1000*1000) thì capacity là 3509.45 Megs hay 3.5 Gb

Hầu hết harddrive có 16 heads, 63 sectors per track và 512 bytes/sector nên có thể tính 1000 Megs harddrive có bao nhiêu cylinders là được ...

X-cylinders = (6800/3509.452)*1000 = 1937 cylinders

Như vậy 1 HD chứa 1000 Megs cần 1937 cylinders (xài chẳn 2000 cylinders)

Nếu tính nhẩm thì chỉ cần lấy số cylinders chia 2 là biết cở harddrive (Megs) . Trường hợp nầy là 6800/2 = 3400 Megs.

Computer xài binary nên định nghĩa 1KB = 1024 bytes và 1 Megs = 1024 KB nên 1 Megs = 1024*1024 = 1,048,576 bytes

Nếu tính theo binary thì 3,509,452,800 / 1,048,576 = 3,346 MB

Cách tính nhẩm lấy số cylinders chia 2 (3400 Megs) thì đúng với số capacity (binary unit)  3346 Megs hơn ..

Nếu đầu máy là 8 thì chia số cylinders cho 4.

Vì vậy nếu lựa harddrive cũ thì lựa cái nào trên 5000 cylinders (2500 Megs hay 2.5 Gb) mới xài được .

 

Mục lục

 
 

Mục lục

 
 

Mục lục

 
 

Mục lục